Thứ bảy, 20 Tháng 4 2024

Rừng cao su tại Kon Tum

Chuyên mục: Ảnh về Kon Tum

Rừng cao su Kon Tum: Không như hoa tam giác mạch chỉ đẹp ở Đồng Văn hay những vườn hướng dương nổi tiếng ở Nghệ An, Đà Lạt, cả Tây Nguyên này bạt ngàn cao su. Không một bóng du khách, Không có những bóng công nhân thấp thoáng lấy mủ sau những thân cây, chỉ có rừng cao su lặng lẽ trong tiếng gió reo vui...

Rừng cao su xã Yachim đường ra hồ thủy điện IALY

Nguồn gốc cây cao su: Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo.Cao su (danh pháp khoa học Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ đại kích (Euphorbiaceae). Cao su được du nhập và trồng ở VN từ 1987 do bác sỹ Yersin trồng tại Nha Trang.

 

Cảnh đẹp rừng cao su Tây Nguyên vùng đất đỏ ba gian

Rừng cao su nông trường cao su Yachim thuộc công ty cao su Kon Tum, đường ra hồ thủy điện IALY

 

Đường đi huyện Đắk Hà, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Kon Tum

Đường đi huyện Đắk Hà ( đường Hồ Chí Minh ) Kon Tum chia cắt rẫy cao su, con đường đi qua biên giới Lào và cũng là con đường ra đường Trường Sơn, về miền Trung và Hà Nội.

 

Cây cao su Nông trường Ya Chim thuộc công ty cao su Kon Tum

Rừng cao su Nông trường Cao su Ya Chim thuộc công ty cao su Kon Tum

 

Ảnh đẹp rẫy cao su thay lá

Đường đi trong rừng cao su được trải bằng một lớp thảm lá vàng dày. thời điểm cao su thay lá cũng là lúc công nhân ngừng lấy mủ, đây là thời gian các công nhân nông trường chăm sóc cây đợi ngày lấy nhựa vào năm sau.

 

Đường đi xã Yachim thành phố Kon Tum

khung cảnh thiên nhiên rợp ngợp mà mê đắm của rừng cao su mùa lá rụng, trải một thảm lá vàng, nhuốm màu đất và bìa rừng.

 

Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây.

Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây.

 

Địa điểm du lịch tham quan chụp ảnh đẹp Kon Tum

Các vườn cao su không rào chắn, không mất phí tham quan, người dân chân chất không làm khó du khách đến đây chụp ảnh, ngắm nhìn công việc rất đỗi thân quen của họ.

 

Vùng đất trồng cây cao su thích hợp Đồng Nai, Bình Dương, Tây  Ninh,  Bình Phước

Vùng trồng cao su chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước) chiếm tới gần 80% diện tích cao su cả nước sau đó là vùng Tây Nguyên (ĐăkLăk, Pleiku, Komtum)..

 

QL 24 Tp Kon Tum đi huyện Sa Thầy

QL 24 Tp Kon Tum đi huyện Sa Thầy cắt ngang qua rừng cao su

 

Cây cao su Kontum cảnh đẹp bốn mùa xuân hạ thu đông

Kon Tum là một tỉnh vùng núi Tây Nguyên, nơi đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp quy hoạch trồng rừng cao su. Không những mang lợi ích về kinh tế, mà cánh rừng cao su còn ấn tượng và quyến rũ bởi không gian đẹp kỳ lạ như góc trời châu Âu trong mùa trút lá.

 

Ảnh đẹp cây cao su Tây Nguyên

Nằm ngay bên đường quốc lộ mà đi giữa rừng cao su, cảm giác như lạc vào một thế giới xa lạ, hoàn toàn khác.

 

Hình ảnh vườn cao su vào mùa khô Tây Nguyên

Rừng cao su mùa khô Kon Tum, đường đi huyện Sa Thầy chia cắt rừng cao su

 

Phân chia lô cao su, kon tum có nhà máy chế biến gỗ cao su

Trên khu đất trồng được chia thành từng lô hình vuông hoặc chữ nhật từ 20-50 ha hoặc 2- 4 ha.

 

Đất đỏ phù hợp trồng cây cao su

Cao su rụng lá xuống nền đất đỏ, tự phân hủy theo những cơn mưa rồi tự bón mình cho đất, cho cây cao su.

 

Hình ảnh mùa khô ở Tây Nguyên

Tây Nguyên cuối mùa khô, những cành non vẫn chưa lên lá hết, để lại những khoảng thân cây còi cọc, trơ trụi.

 

Hình ảnh lá cao su non

Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt.

 

Nguồn gốc tên gọi khoa học cây cao su

Cây cao su có tên gọi khoa học là Havea Brasiliensis, nguồn gốc từ Châu Mỹ La tinh, xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, có lá kép, mọc thành chùm tụ tán, cây cao trên khoảng 30m. Cây thuộc họ thân gỗ, tùy vào mỗi cây mà có thân gỗ lớn nhỏ khác nhau, tán lá rộng, độ che phủ lớn. Cây được tìm thấy trong một chuyến du khảo tại miền Nam sông Amazone. Vào năm 1743, hai hải quân người Pháp đã chứng kiến thổ dân người Maina sử dụng một thứ mủ trắng có độ kết dính và đàn hồi rất tốt để nắn thành các vật dụng thường ngày, hay làm vũ khí để bẫy chim… Nhận thấy được lợi ích và công dụng của mủ cao su. Hai hải quân đã gửi bản thảo, phác họa của cây về Pháp để Viện hàn lâm khoa học có thể tìm hiểu thêm. Sau khi được mang về và thí nghiệm nhiều lần, cây cao su đã được người da trắng làm thành áo khoác, sử dụng cho những lúc đi dưới mưa và có khả năng chống thấm nước rất tốt.

 

Sản phẩm làm chế biến từ gỗ cây cao su có giá cả rẻ chất lượng tốt

Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính là mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ. Ngoài ra, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn khi hết khả năng thu hoạch mủ. Ngày nay nguyên liệu gỗ tự nhiên đang dần khan hiếm, vì vậy, mà cây cao su ngày càng có giá trị. Gỗ cây cao su được đánh giá khá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chế tác ra nhiều kiểu dáng khác nhau mà một số loại gỗ khác không làm được. Gỗ cao su được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường. Là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và nội thất gia đình.

 

Cánh rừng cao su nông trường cao su Yachim

Cánh rừng cao su nông trường cao su Yachim. Trải ra trước mắt là cánh rừng cao su được tưới tắm trong ánh nắng tháng 3, một bức tranh được phối màu hài hòa với màu đỏ của đất, vàng của nắng, nâu của lá khô và tươi xanh của những chùm non mới hé.

 

Diện tích cao su ở việt nam, kỹ thuật trăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây

Hiện nay, cây cao su được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, do có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ và có diện tích canh tác trồng cây khá lớn. Đặc biệt, ở các vùng Tây Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu…. Sản lượng và năng suất của cây cao su không ngừng tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, việc trồng cao su còn đem lại lợi ích về môi trường (phủ xanh đất trống, chống xói mòn…).

Hình ảnh thân cây cao su Việt Nam trưởng thành

Cây cao su Việt Nam

 

QL 24 từ khu du lịch Măng Đen Kon Plông về tp Kon Tum (đoạn xã Đắk Blà) đi Quảng Ngãi

QL 24 từ Măng Đen Kon Plông về tp Kon Tum (đoạn xã Đắk Blà)

 

Giống cây cao su Việt Nam

Thân cao có hình trụ tròn và thẳng đứng, độ phân cành cao từ 2 – 3m. Cây cao trung bình 20 - 30m, cây mọc hoang có thể cao tới 50m,vành thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng.

Bài liên quan:

- Cảnh đẹp Kon Tum
- Danh lam thắng cảnh Kon Tum
- Bản đồ đường đi Kon Tum
- Hình dẫn du lịch Kon Tum

 

Logo biểu tượng máy tính HTL Computer tỉnh Kon Tum Việt Nam

HTL Computer